Hương Lan là một nghệ nhân hát chầu văn cô sinh năm 1998 tại vùng quê Bắc Giang, với giọng hát mượt mà truyền cảm cô và những người bạn, đồng nghệp đã và đang là những người tích cực trong việc bảo tồn nét văn hóa độc đáo này của Việt Nam
Từ khi “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt” được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể, nhiều người đã biết đến đạo Mẫu và nghi thức hầu đồng là niềm vui nhưng cũng là nỗi lo khi nghi lễ của đạo Mẫu, hầu đồng, chứa đựng những giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc sắc đang bị biến tướng. Hầu đồng, một hình thức sinh hoạt tâm linh thuộc về văn hóa dân gian từ lâu đời, có ý nghĩa tôn vinh và tái hiện các nhân vật lịch sử cùng công trạng của họ trong tiếng hát chầu văn. Ở góc độ văn hóa dân gian, thông qua hình thức hầu đồng, nhiều nhân vật như các Ông Hoàng, Bà Chúa từng có công với đất nước được người đời nhớ tới và gần gũi như người thường quanh ta.
Nghệ nhân Nguyễn Hương Lan trong một buổi hát chầu văn Ảnh: PL
Tuy nhiên, nghi thức tôn nghiêm này ngày càng bị biến tướng bởi những người thiếu hiểu biết và những người nhân danh Thần, Thánh muốn lợi dụng để kiếm tiền trục lợi.
Đưa khỉ lên giá đồng và biểu diễn xiếc. Trang phục lố lăng, nhảy múa nhí nhố. Thậm chí, còn lăn đùng ngã ngửa, ôm hôn người khác một cách vô tư, hồn nhiên. Và những người ngồi xung quanh, vì sao họ không nhận ra được sự lố lắng đang hiện diện trước mắt.
Nghệ Nhân Nguyễn Hương Lan cho rằng: “Bởi những người ngồi nghe đó còn hạn chế trong nhận thức đối với tín ngưỡng này. Và cả những người lên đồng thiếu cái “tuệ” sẽ trở nên nhảm nhí vì họ cứ tưởng đưa cái này vào, đưa cái kia vào là sang tạo. Tuy nhiên, sáng tạo ấy mà không có bệ đỡ của trí tuệ dễ dẫn đến mê tín dị đoan. Và chúng ta bằng tri thức và khoa học, chúng ta đưa tín ngưỡng thờ mẫu và lên đồng trở về vẻ đẹp trong sáng của tổ tiên, của dân tộc ta.”
Chân dung nghệ nhân Nguyễn Hương Lan Ảnh: Minh Tâm
Nếu như trước đây, chỉ cần một cái khăn là có thể lên đồng, quà phát lộc chỉ vài quả táo tượng trưng thì ngày nay, không ít người hầu đồng phải vay mượn tiền bạc, sẵn sàng thế chấp nhà cửa, bán xe để mua sắm “canh đàn bạc tỷ”, với quan niệm đồ lễ “xịn” rước lộc “to”. Trường hợp khác, người dân tin rằng, các thầy đồng, thầy pháp có thể vừa hầu đồng vừa chữa được bách bệnh, thậm chí chữa được cả bệnh ung thư.
Nhiều người tán gia bại sản khi dính vào các kịch bản lợi dụng tín ngưỡng để kiếm tiền, trục lợi của nhiều “đồng bóng”.
Hội Đồng Dân Tộc của Quốc Hội có quyết định trao tặng bằng khen cho nghệ nhân Hương Lan ( Ảnh TĐ)
Hương Lan bày tỏ thêm : “Người ta đến với nhà Mẫu nhưng họ nghĩ đem đến 1 thì được 10, có thể đi vay nặng lãi để sắm lễ tốt, sau này sẽ giàu có hơn. Chính vì thế đưa họ đến con đường cùng. Thật ra, Mẫu luôn hướng con người sống thiện, uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn tiên tổ, với gia tiên là cái gốc.”
“Một bộ phận đồng bóng vì chưa hiểu biết đầy đủ nên đi sai đường hướng, họ nói chữa được bệnh ung thư nhưng thực chất không phải là như vậy. Đạo Mẫu hướng con người đến sự hoàn thiện, giúp con người tu tâm tu đức, hướng đến một xã hội tốt đẹp chứ không phải thờ Đạo Mẫu, hay hầu đồng có thể chữa được bệnh ung thư hay bách bệnh.”
Hình ảnh một buổi lên đồng của một Nghệ Nhân, Đồng Thầy Ảnh: PL
Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt được UNESCO vinh danh ở các giá trị mang tính kế thừa, ý nghĩa lịch sử thông qua việc tôn vinh nhiều vị Thánh là hiện thân của các anh hùng dân tộc, cùng với giá trị văn hóa nghệ thuật như diễn xướng tâm linh với hát chầu văn, vũ đạo, trang trí. Tuy nhiên, không phải vì danh hiệu trên mà một số tổ chức hay